Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Dào San vào xuân

Nằm gối đầu trên những dãy núi cao 1.900m của đỉnh Chủng Sủa Dằng, xa Dào San (huyện Phong Thổ - Lai Châu) như một bức tranh khổng lồ nhung tinh tế bởi cảnh sắc thiên nhiên và văn hóa vùng cao.

Đến Dào San vào mùa xuân, lúc cỏ cây hoa lá căng tràn nhựa sống Dào San được bao trùm một màu xanh non mơn mởn, trong sáng. Lại được điểm tô bởi sắc hồng phấn hay đo đỏ của những cánh đào, cánh ban đang cố khoe mình.

Nhà của đồng bào ở Dào San nằm rải rác ven theo sườn núi, bên cạnh các khe núi, ấm áp. So với Dào San 5 năm về trước thì mùa xuân này Dào San sôi động du lich ninh chu, sầm uất hơn rất nhiều. Dào San trong sương sớm như một nàng tiên còn đang mơ màng với giấc ngủ, chỉ khi đến phiên chợ thì nàng tiên mới thức giấc với vẻ đẹp rực rỡ sắc màu của đồng bào các dân tộc, của núi, của rừng, của vẻ hoang sơ như trong cổ tích.

Chợ Dào San ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là tâm điểm của 8 xã vùng cánh cung biên giới phía Bắc huyện Phong Thổ. Nơi đây, những người dân trong huyện đến bán những thứ gì họ có và mua những gì họ cần từ mớ rau, con gà vịt, vải, quần áo...

Chợ cũng là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao cực Bắc như Mông, Dao Hà Nhì... nơi vùng cao Tây Bắc. Ngày nay chợ phiên Dào San không chỉ là ngày hội của đồng bào 8 xã mà còn hấp dẫn nhiều người dân các nơi đến mua bán và thưởng thức nét độc đáo của phiên chợ vùng cao.


Ở Dào San cái gì cũng đẹp: núi đẹp, sông đẹp, hoa đẹp, tuyết đẹp… con gái người Mông cũng rất đẹp du lich phu quoc. Song có một cái đẹp không đâu sánh bằng, đó là tình người. Tình người nơi đây dường như làm cho miền biên ải tuyết rơi bớt phần lạnh giá.

Đồng bào ở đây ăn Tết vui lắm. Dù ở cách xa nhau bao nhiêu ngọn núi nhưng trong ngày Tết dòng họ gia đình đồng bào Mông, Dao, La Hủ, Thái...và cả đồng bào Kinh cũng xum họp đông đủ. Hũ rượu ngô Sùng Phài nồng say, chảo thắng cố sùng sục sôi. Tết còn nghèo vật chất nhưng nặng tình nghĩa.

Đồng bào Mông ăn Tết rất sớm lắm: từ Tết dương lịch, không khí Tết đã nhộn nhịp ở các bản heo hút nhất như Bản Dền Thàng, bản Hợp 1, bản Hợp 2… Vào nhà đồng bào Mông, đồng bào Dao, đồng bào Thái… ngày Tết bạn sẽ là khách quý, là anh em. Trong cái lạnh miền biên cương, bát rượu ngô Sùng Phài sóng sánh làm ấm lòng. Đến nhà nào cũng được mời uống rượu ngô bạn phải có tửu lượng khá lắm mới chịu nổi, chân còn đủ vững để còn ra sân chơi ném còn, ném pao, thổi khèn với đám thanh niên của bản.

Dào San vẫn thế, dù thời gian có trải dài, dù cuộc sống có thay đổi thì Dào San vẫn nguyên sơ và giản dị như con người hồn nhiên, chất phác luôn được che chở bởi bàn tay của mẹ thiên nhiên.

Du lịch, GO! - Tổng hợp

Dào San mùa cúc quỳ

Vượt qua 80 cây số đường đá bụi mù mịt, chúng tôi mới đến được xã Dào San (Phong Thổ - Lai Châu) nổi tiếng với vẻ đẹp trong mơ của mùa hoa cúc quỳ miền sơn cước.

Hoa cúc quỳ được người dân nơi đây gọi vậy, chứ thực tế được đặt với cái tên mỹ miều hơn - Dã quỳ vàng. Màu vàng tươi rói của hoa cúc quỳ đã làm say bao tâm hồn lãng mạn của những người yêu thiên nhiên và các “tao nhân mặc khách”.

Tháng 12 dương lịch, giữa bốn bề là núi được mây trắng phủ kín nên Dào San lại giống như một tiên cảnh của Phong Thổ.Du lich da lat rất nhiều khách Tây đi trên những chiếc xe cào cào thích thú với vẻ đẹp và thực sự bị cuốn hút bởi “rực trời vàng hoa cúc quỳ”. Giữa những mây trời trắng xóa được điểm thêm màu phớt vàng càng làm cho Dào San thêm phần huyền ảo.

Núi trùng điệp, mây quẩn quanh bên những nụ hoa vàng, từng đoàn người Mông nô nức xuống chợ, vài ba người khách đứng ngắm hoa, họ lặng đi với vẻ đẹp Tây Bắc.

Ông bạn tôi, một nhà viết kịch người dân tộc La Hủ bảo: “Ở Dào San, cúc quỳ đẹp hơn mọi nơi. Cúc quỳ Dào San gắn với câu chuyện tình lãng mạn miền biên viễn xa xôi. Người con trai sau khi biết tin cô gái mình thầm yêu trộm nhớ đi lấy chồng. Chàng trai si tình đã đứng đó ngẩn ngơ, bao nhiêu thương nhớ hóa thành cúc quỳ vàng”.

Lên đến đỉnh núi cao nhất của Dào San nhìn xuống những cung ruộng bậc thang như những khuông nhạc. Điểm trên đó là màu vàng của cúc quỳ như những nốt nhạc vui có, buồn có, tha thiết có, và tất nhiên có cả những ưu tư khó nói khi ta thấy ở phía lưng đồi, có một vài mái nhà nhỏ bếp đã lên khói buổi chiều hôm.

Ở xứ ta, có những thành phố hoa, nhà hàng hoa, đại lý hoa… nhưng với những người đã từng đến với Dào San thì khó có tên gọi nào đặt cho vùng hoa ấy. Chỉ biết rằng, vùng đất lạ này trên các đỉnh núi, ở các bản xa, hai bên đường dày đặc hoa cúc quỳ. Hoa nở đẹp cùng sương trắng như tấm áo hoa vàng của thiếu nữ dân tộc La Hủ, đẹp tựa chiếc khăn voan của phương trời Tây Bắc.


Và còn nữa, mỗi năm đến tháng 12 dương lịch, người Dào San còn tổ chức những “lễ hội” về hoa theo các ngày chẵn trong tháng. Khi đó, hoa ngập đường vào các bản làng du lich nha trang, hoa phủ vàng trên những rẫy nương cao và cúc quỳ trở thành loài “chúa hoa” biên viễn. Mùa này lên Dào San ngắm cúc quỳ thì quá tuyệt.

Nhưng hiềm một nỗi, đường đi rất khó khăn, có những đoạn dốc lên dốc xuống, có những đoạn gió thổi bụi bay, lại có những khúc cua hình chữ Z được phủ bởi sương trắng nên dù có say với vẻ đẹp Dào San cũng nên cẩn thận với mỗi bước chân gập ghềnh.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Lên đỉnh Sơn Trà

Chúng tôi rời Hà Nội đi Đà Nẵng bằng chuyến xe khách đêm thứ sáu, một trong những cách di chuyển hợp lý và ít tốn kém nhất cho một chuyến đi bụi cuối tuần.Chiếc xe chạy qua đèo Hải Vân khi mặt trời đã thức giấc, biển Lăng Cô mềm mại với cát trắng và sóng trào dưới chân dãy núi xanh rợp cỏ cây.

< Đà Nẵng nhìn từ bán đảo Sơn Trà.

Nắng dường như không còn gắt như hôm qua, gió cũng mơn man hơn vì chứa đầy hơi nước, không gian trở nên trong trẻo, tươi mát, cảnh vật mở ra mênh mang trước mắt. Và đây rồi thành phố trong núi, núi trong biển - Đà Nẵng đã đón chúng tôi nhẹ nhàng như thể quá đỗi thân quen tự thuở nào.

Đường ven biển Thanh Bình lộng gió, trời Đà Nẵng xanh như không thể xanh hơn du lich campuchia, nắng vàng ươm như mật ngọt khiến bao mỏi mệt trong chuyến xe đêm như tan biến. Nhanh chóng vào khách sạn và thuê hai chiếc xe máy của mấy người dân chạy xe ôm đậu trước cửa nhà, cả nhóm bắt đầu chuyến du ngoạn khám phá Sơn Trà xanh, khu bảo tồn thiên nhiên với hệ động thực vật phong phú thú vị mà một người bạn đã “chào mời” khi lên kế hoạch Đà Nẵng cuối tuần cho chúng tôi.

Sơn Trà là tên của bán đảo nổi tiếng ở thành phố Đà Nẵng, cùng với Hải Vân sơn ở phía bắc, bán đảo Sơn Trà ở phía nam khép vòng cánh cung ôm lấy vịnh Đà Nẵng trong xanh như ngọc, có cảng nước sâu Tiên Sa nằm ngay dưới chân bờ tây của bán đảo.

Hướng ra biển Đông là mũi Đà Nẵng, vịnh Bãi Bắc và vịnh Bãi Nam hai bên, doi đất nối đất liền vào đảo nằm kẹp giữa một bên là sông Hàn, bên còn lại chính là biển Đông.

Bán đảo có diện tích chừng 60km², nơi rộng nhất đo theo chiều đông tây dài khoảng 13km, chiều nam bắc dài khoảng 5km. Cùng với cầu quay Sông Hàn ở giữa, cầu Nguyễn Văn Trỗi ở phía nam và sự xuất hiện của cây cầu Thuận Phước ở phía bắc, con đường đến với bán đảo Sơn Trà ngày trở nên thuận lợi và dễ dàng cho nhiều khách du lịch, những người tìm đến Sơn Trà để tận hưởng không khí của núi rừng hòa lẫn trong biển cả để ngắm một Đà Nẵng xanh, sạch, đẹp và ấn tượng đến bất ngờ.

Sơn Trà có 3 ngọn núi, ngọn phía đông là hòn Nghê, phía tây là hòn Mỏ Diều, phía bắc là hòn Cổ Ngựa. Ngoài cửa biển còn có ngọn Ngự Hải, tương truyền Vua Lê Thánh Tông trong chuyến tuần du phương Nam từng ngự thuyền rồng nơi đây. Bán đảo Sơn Trà là một khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú, nổi tiếng là nơi có thảm thực vật đặc sắc với nhiều loại thú rừng quý hiếm.

Con đường mòn chạy vòng quanh bán đảo Sơn Trà có lúc bám men theo bờ biển, lúc xuyên qua những tán lá rừng rậm rạp, lúc lại vắt vẻo băng mình qua đỉnh núi, hay hờ hững treo vào vách đá như một dải lụa mềm.

Đường đã có từ rất lâu, chất lượng cũng không còn tốt, đá sạt từ trên núi xuống nằm ngổn ngang, đôi chỗ cây rừng dại bò lan che khuất cả bề mặt. Dưới sự hướng dẫn của cô bạn vốn là người sống và làm việc tại Đà Nẵng khá lâu, lại đã không ít lần trekking qua khu bảo tồn Sơn Trà để nghiên cứu về hệ động thực vật của chốn này, chúng tôi quả thật đã rất may mắn.

Dừng chân ở một vọng cảnh đài xinh đẹp nằm cheo leo trên vách đá, phía trên là những quả bóng khổng lồ màu trắng không biết được xây dựng từ khi nào và với mục đích gì, cách sân bay quân sự cũ của Pháp không đầy 2,5km, chúng tôi thu vào tầm mắt toàn cảnh vịnh Đà Nẵng và phía bắc thành phố, xa xa là dãy Bà Nà chập chùng ẩn hiện trong mây.

< Cả thành phố Đà Nẳng rõ mồn một...

Cây cầu treo dây văng Thuận Phước dài hơn 5km nối bán đảo với quận Hải Châu trở nên nhỏ xíu như trong chuyện cổ tích, sự phồn thịnh của thành phố hiện lên dưới những mái nhà cao tầng lô nhô du lich nha trang, dòng sông Hàn lặng lẽ chảy chia thành phố làm hai nửa, hai phần đông tây mới ngày nào là hai nửa cách xa giờ đây những cây cầu đã nối chúng hòa vào làm một. 

Vòng quanh chân bán đảo Sơn Trà là những bãi tắm rất đẹp và hoang sơ, gần như chưa hề được khai thác du lịch. Bãi Bắc giờ bắt đầu xuất hiện những công trình lấp ló dưới tán cây rừng.

Phía nam có bãi Rạng, bãi Bụt, bãi Bàng, bãi U… và rất nhiều bãi biển nhỏ chưa được đặt tên, rất thú vị cho những nhóm ưa khám phá và cắm trại mùa hè. Một số bãi thậm chí chỉ có thể tiếp cận bằng đường biển do chưa có đường trên núi dắt xuống.

Màu xanh của cây rừng, màu xanh của biển, màu xanh của bầu trời hòa trộn với màu vàng của nắng, màu trắng của cát tạo thành những bức tranh thiên nhiên tươi mát và vô cùng hấp dẫn.

< Con đường của cây và hoa.

Người dẫn đường của chúng tôi chỉ xuyên qua khu rừng với đám dây leo hoa trắng vào mùa nở rộ, kể về những chuyến công tác đầy hứng khởi với những cuộc gặp gỡ cùng lũ khỉ nghịch ngợm, những đóa hoa rừng xinh đẹp ẩn nấp đâu đấy với những buổi chiều hái sim tím hết đầu ngón tay, hay tiếng chim chóc ca vang ríu rít tưng bừng như buổi hòa âm tuyệt hảo…

< Từ Sơn Trà nhìn xuống chân núi, sẽ thấy những bãi cát đẹp đẽ, dân gian đồn rằng nơi đây có các tiên giáng trần.

Chúng tôi tiếp tục hành trình chạy xe trên con đường mòn quanh bán đảo, hít căng lồng ngực thứ không khí tự nhiên và đầy sức sống, thỉnh thoảng lại dừng chân để ngắm nhìn và đánh giá về một bãi tắm dưới chân núi, xa xa còn thấy cả mũi sư tử đầy kiêu hãnh.

Ghé vào bãi Bàng, một bãi tắm nhỏ có thể tiếp cận bằng đường bộ, cả nhóm thích thú bơi lội và đùa vui trong làn nước biển trong trẻo, lùa chân vào đám rong biển dày dặc hay nhảy nhót trên những viên đá cuội khổng lồ chạy dọc mép nước, phấn khích nghĩ đến kế hoạch chinh phục một bãi biển không tên của Sơn Trà vào ngày mai…

Ngao du Sơn Trà

Từ thành phố Đà Nẵng, nhìn về phía Đông Bắc, Bán đảo Sơn Trà ẩn hiện trong những đám mây trắng đục, cao ngất chìm khuất trong mây trời. Để cảm nhận sự hùng vĩ của núi non trùng điệp, sự lãng mạn phiêu bồng của mây núi hoà quyện và sự kỳ thú của thiên nhiên hoang dã của Sơn Trà, các tour du lịch khám phá rừng luôn hấp dẫn du khách.

Cây cầu dây võng Thuận Phước ngạo nghễ vắt ngang qua eo biển Đà Nẵng, nơi cuối sông đầu biển đã nối nhịp trung tâm thành phố sôi động với bán đảo Sơn Trà lắng đọng trong sự thanh bình. Cánh rừng nguyên sinh xanh thẳm kéo dài đến tận chân mây hoà quyện với màu xanh ngọc bích của nước biển Đông bao bọc xung quanh giờ đây đã nằm trong lòng thành phố, trở thành mái nhà xanh làm dịu mát nhịp sống sôi động, hối hả của một thành phố trẻ, năng động.

< Non nước Sơn Trà.

Bán đảo Sơn Trà như nàng công chúa được đánh thức sau giấc ngủ dài xuyên thế kỷ, bừng dậy với vẻ đẹp lộng lẫy đầy sức quyến rũ. Những đỉnh núi cao chập chùng lãng đãng mây phủ, những đồi sim đan kín hai bên lối đi và cả thành phố như tấm bản đồ sống động mở ra trước mắt là những gì du khách sẽ được chiêm ngưỡng khi đến với Sơn Trà.

Từ trung tâm thành phố, chỉ mất 10 phút chạy xe máy, chúng tôi đã đặt chân lên Bán đảo.

< Lên đỉnh Bàn Cờ.

Con đường chạy theo lưng chừng triền núi được trãi nhựa phẳng lỳ, hai bên đường rợp bóng cây.

Và mọi ồn ào, náo nhiệt của thành phố đã lùi lại phía sau trả lại đây không gian tĩnh lặng, trong lành, chỉ còn lại tiếng gió đuổi nhau trên những tán cây, tiếng chim hót véo von và tiếng suối chảy róc rách hoà cùng nhau tạo thành bản tình ca trong trẻo của núi rừng. Càng lên cao, không khí càng trong lành, mát dịu.

< Trạm Rađa 29.

Chúng tôi chọn Trạm Rađa 29 của Quân chủng phòng không Không quân Việt Nam làm nơi dừng chân đầu tiên. Nơi đây có độ cao 621m so với mực nước biển, do Mỹ xây dựng từ năm 1965, từng được mệnh danh là cặp mắt thần Đông Dương du lich da lat. Đứng tại chân trạm chúng tôi mới tin rằng mình đã thực sự chinh phục đỉnh Sơn Trà, nơi mà trước đây khi khi đứng ở thành phố, nhìn về bán đảo thấy những quả cầu trắng nhô trên đỉnh đồi chỉ ước một lần được đặt chân đến.

< Lên đỉnh Sơn Trà.

Mở ra trước mắt chúng tôi là cả thành phố rộng lớn: biển cả, sông Hàn, những con đường ngược xuôi, những toà nhà cao vút hiện ra rõ mồn một, thành phố Đà Nẵng tuyệt đẹp được thu gọn trong một tầm nhìn.

Rời trạm Rađa, chúng tôi đến tiểu khu 621. Dừng xe lại ven đường để đi bộ khám phá rừng già Sơn Trà. Đặt chân trên những thảm lá khô ẩm ướt, chúng tôi lội rừng trong cảm giác thích thú, ngắm những loại nấm dại đủ màu sắc mọc ven đường mòn, những chú cua núi mang màu sắc lạ mắt với thân đỏ chân đà bò hiền lành ven dòng suối cát.

< Cù Lao Chàm nhìn từ bán đảo Sơn Trà (ở góc này Cù Lao Chàm thật gần)

Dòng suối cát, chúng tôi tạm gọi như vậy khi thấy một dòng cát chảy dài dọc theo đường mòn, chỉ toàn là cát vàng, không lẫn bất cứ tạp chất nào khác trong khi xung quanh là đất, đá và lá khô.

Càng đi sâu vào rừng già, thảm thực vật càng phong phú. Những tảng đá to phủ kín cây dây leo nở hoa tím biếc, những cây sơn tuế ( có nguồn gốc Malaysia) đang bung những chồi non mượt mà, những cây chò cao vút thân to 3 người ôm không xuể sừng sững nối tiếp nhau.

Và voọc chà vá chân nâu, loài thú quý hiếm đang chuyền cành tìm thức ăn trên đầu chúng tôi. Chỉ 2 km đường rừng, chúng tôi đã khám phá ra bao điều kỳ thú của thiên nhiên.

Tiếp tục cuộc hành trình, chúng tôi chinh phục những đỉnh cao ngất ngưỡng của Sơn Trà. Con đường dốc võng uốn lượn giữa bạt ngàn cây xanh mở ra trước mắt những đỉnh đồi nối tiếp nhau trùng điệp. Càng lên cao mây càng dày đặt. Cả đoàn người chìm lấp trong mây, mây bảng lảng, vấn vít lấy chân người.

< Tiên ông trên đỉnh Bàn Cờ.

Nhưng cũng thật lạ, mây ùn đến rồi tản đi rất nhanh, chỉ trong chốc lát bầu trời trở lại trong veo. Và chúng tôi đi trên cung đường xanh thẫm của sim, những rặng sim đang vào mùa cho quả, trái trĩu cành đan vào nhau tạo nên một đoạn đường rợp bóng sim.

Rải rác ven đường, những chủ khỉ, sóc, chồn thảnh thơi ngồi sưởi nắng. Sau khi lên đến đỉnh cao 650 của Đỉnh bàn Cờ, xe bắt đầu đổ dốc. Mở ra trước mắt là biển cả mênh mông, bên này là Bãi Bắc có bờ cát phẳng vàng ươm, yên sóng như mặt hồ, bên này là Bãi Nam mặt biển phẳng lặng, xanh thẫm như thảo nguyên bao la du lich teambuilding. Con đường trãi nhựa thênh thang làm ranh giới giữa một bên là biển rộng, một bên là rừng cao đã nối nhịp giữa sườn Đông và sươn Tây, đưa Sơn Trà gần hơn trong hành trình về với thiên nhiên.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Những “làng nói khoác” ở Việt Nam

… Một người dắt củ sắn vào cạp quần, về đến nhà đã bở tung. Có cây rau muống to đến nỗi trèo lên ngọn cây nhìn thấy cả cột cờ Hà Nội. Làng có con lươn, thịt thì nướng chả, xương thì đẽo cày… Đó là những câu chuyện hàng ngày ở làng nói khoác Văn Lang.

Theo thống kê, đất nước ta có hàng chục làng cười từ Nam đến Bắc. Mỗi làng có một đặc trưng riêng của văn hoá vùng miền. Chung quy lại, đó là những câu chuyện trào tiếu gây cười đến sảng khoái, thể hiện cuộc sống đa dạng, đa phong cách và cuộc sống tự do, lạc quan yêu đời của nhân dân.

Làng nói khoác Văn Lang

< Một người dân làng Văn Lang đang trổ tài nói khoác trước gia đình mình.

Văn Lang thuộc xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ,xem du lich ninh chu. Đi theo Quốc lộ 32 chừng 75 km là đến đất Tam Nông, tôi tìm về với mảnh đất nổi tiếng này để biết thêm những giai thoại độc đáo mà tức cười. Một miền trung du Bắc bộ đầy màu xanh của lá cọ. Con người ở đây bình dị, gắn bó với những cây cọ. Đến cả mái nhà cũng chủ yếu lợp bằng cọ, nằm xen với những quả đồi thấp. Đi vòng vèo vài con đường, chúng tôi nhận ra ngôi làng vẫn nằm trong một vùng nguyên sơ, nghèo nàn, ruộng nương hạn hẹp.

Qua giới thiệu, chúng tôi được đám trẻ đưa đến nhà cụ Hán Văn Sinh, một người được coi là “Đại gia” của làng khoác. Cụ kể “Nơi đây được coi là khởi nguồn của của nền văn hoá lúa nước. Ngày đó, tất cả những sản vật nông nghiệp của làng đều tốt cả. Ai muốn cái gì tốt thì đều đến Văn Lang, gà tốt đến, xôi dẻo đến, cá to đến… Từ đó người dân cứ nói khoác các sản phẩm của mình lên nhằm ngợi ca những cái mình làm ra”.

< Cụ Hán Văn Sinh - “nghệ nhân nói khoác” làng Văn Lang.

Kỳ thực, cuộc sống của người Văn Lang đã làm nên cả một kho truyện cười độc đáo. Có chuyện một người dắt củ sắn vào cạp quần, về đến nhà đã bở tung,xem ninh chu. Chuyện mớ rau muống to đến nỗi trèo lên nhìn thấy cột cờ Hà Nội… Bằng sự khéo léo tài tình, người dân đã biết chuyển những đề tài tưởng như rất đời thường tưởng như chẳng có gì đáng nói như củ sắn củ khoai, mớ rau… thành hấp dẫn. Nguyên do thế nào? Tôi được cụ Sinh bảo rằng: “Cũng bởi thủ pháp phóng đại gây cười, cách kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ nặng, khó nghe, lắm lúc ê a. Từ đó người ta đặt cho những cái biệt danh ngồ ngộ: Văn Lang cả làng nói khoác, Làng nói trạng…”

Kho chuyện cười của Văn Lang đã rất phong phú đa dạng. So với những làng cười khác như Vĩnh Hoàng (Quảng Trị); Trúc Ổ (Sơn Dương-Tuyên Quang); Đồng Sài (Bắc Ninh), truyện cười của Văn Lang đa dạng hơn nhiều, cả về tính dí dỏm lẫn đề tài. Người ta sẽ cười vì: Văn Lang có một con lươn, thịt thì nướng chả còn xương đẽo cày.

Những câu chuyện như: Tay ải tay ai, Con ếch cốm, Bác đi mua ‘nỏ’ lắm, Đỉa trâu, Củ sắn qua đường 24, Bưởi rụng chết trâu… đầy hài hước đều xuất phát từ làng này.

< Một hoạt cảnh tại hội thảo cấp quốc gia về làng cười Văn Lang.

Chuyện nói khoác của Văn Lang bó hẹp trong phạm vi nhỏ. Thường được lấy từ những sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất của người dân. Cái điêu ngoa của họ không đáng ghét. Nó mang đến nụ cười, sự sảng khoái, tạo nên sự lạc quan trước những hoàn cảnh khắc nghiệt, khó khăn. Nên cái điêu ngoa ấy là đáng yêu.

Cũng có những chuyện cười để bài trừ, đả kích những thói hư tật xấu của xã hội. Và vì thế mà chẳng bao giờ người dân dừng lại được những câu truyện đó,xem du lich nha trang. Trên cánh đồng gặt, vụ cấy hái, ngoài chợ, lúc nghỉ ngơi, bất kể lúc nào người dân cũng có thể nói để cười, để chia sẻ cho vơi bớt mệt mỏi. Điều đó chứng tỏ rằng “di sản” của họ vẫn được bảo tồn.

Làng trạng Vĩnh Hoàng

Làng trạng Vĩnh Hoàng thuộc xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị. Năm 1949, xã Vĩnh Hoàng được thành lập, trong đó có ba thôn là làng Huỳnh Công Đông, Huỳnh Công Tây, Huỳnh Công Nam nên chuyện trạng cả ba làng còn được gọi là chuyện trạng Vĩnh Hoàng. Nay xã Vĩnh Hoàng đổi thành xã Vĩnh Tú.
Năm 2006, khu du lich Thuỷ Ứ của làng trạng được khai trương, cách thị xã Đông Hà (Quảng Trị) chừng 50 km về phía bắc. Khu du lịch rộng, với những hồ nước xanh trong ngăn ngắt, những ngôi nhà mái lá đơn sơ lợp cọ dùng để cho khách nghỉ ngơi và có thể nghe... nói trạng. Ngoài ra du khách còn có thể câu cá thư giãn, dạo thuyền, tắm nóng lạnh...

Khu du lịch hiện nay do Hội Người khuyết tật xã Vĩnh Tú quản lý. Tiền thu được xung vào quĩ hội. Chúng tôi được chị Nguyễn Thị Hợi kể cho nghe câu chuyện thú vị thế này: Có một người đi câu cá, bắt một con cóc làm mồi. Đến hồ, ông lấy đà vút dây câu một cái thì không ngờ dây câu văng sang bờ hồ phía bên kia. Trong lúc không biết làm cách nào để gỡ lưỡi câu đang mắc vào bụi thì một con chim cuốc nhảy ra ăn con cóc.

Khi đang kéo cuốc thì con chồn từ trong bụi rậm lao ra ngoạm con cuốc vào miệng, mắc phải lưỡi câu. Mừng quá ông kéo dây câu thì… “bụp”, một con cá đô (lóc) từ hồ lao lên đớp trọn con chồn. Con cá to quá, bà con xúm lại cùng nhau kéo con cá lên rồi dùng cuốc to để đánh vảy. Sau đó mỗi người được tặng một chiếc vảy mang về làm quạt.

Mổ bụng con cá ra có cả chồn, mổ bụng chồn có cả chim cuốc, mổ cuốc ra có hơn chén tép, đủ làm bảy món liên hoan cả làng thật là vui... Nghe xong ai cũng oà cười.

< Làng trạng Vĩnh Hoàng làm du lịch.

Làng Vĩnh Hoàng xưa nghèo khổ, phải vật lộn với thiên tai, giặc giã để mưu sinh. Trên cuộc hành trình gian khổ đó, người dân có một vũ khí rất lợi hại để tự động viên mình, đó là chuyện trạng. Và trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, người ta đã sinh ra cả ngàn chuyện trạng, thành kho tàng đặc sắc.

Đây là kho chuyện cười trào tiếu dân gian, cũng giống như chuyện cười của các làng trạng Bắc Bộ hay chuyện kể bác Ba Phi ở Nam Bộ.

< Tranh minh hoạ câu chuyện "Lỡ một buổi cày".

Trong chuyến thăm làng trạng lần này, tôi đặc biệt ấn tượng với chuyện “Bắt nhầm cọp cày”, chuyện đã được vẽ thành tranh để bảo tồn. Nội dung như sau: “Đêm nớ, tui đi cày sớm, ra ngoài ràn (chuồng) bắt cặp bò đực cày đôi. Nhưng khi cài vào cày thấy con bò không chịu đi, tức quá tui lấy roi đập một cây vào lưng bò, con bò quay mặt dòm tui, thấy đực bò răng mà mặt mũi to đại chang, lạ quá. Tui tới sát coi cho kỹ. Té ra, đêm nớ cọp vô ràn bắt bò ăn thịt. Ăn xong, cọp chưa kịp ra khỏi ràn thì tui đã dậy đi cày quá sớm, bắt nhầm cọp cài vô cày mà không biết. Tức quá, tui mở dây cày ra, đập cho hắn một trận, hắn quá sợ, co bốn cẳng chạy vô rừng”.

Làng nói khoác Dương Sơn

Đất Kinh Bắc không phải chỉ có những làng nghề, làng Quan họ nổi tiếng, mà nó còn có những làng cười. Làng Quan họ chỉ tập trung ở một vài vùng nhất định, còn làng cười thì gần như huyện nào cũng có, ví như huyện Yên Phong có làng cười Đông Yên, huyện Tiên Sơn có làng cười Yên Tử, Hiên Ngang, huyện Yên Dũng có làng cười Đông Loan, Nội Hoàng, huyện Quế Võ có làng cười Đồng Sài, Trúc Ổ, huyện Tân Yên có làng cười Hoà Làng, Dương Sơn.

Những ngày cuối năm, trong không khí chuẩn bị đón xuân, chúng tôi về làng Dương Sơn, một làng cười nổi tiếng, nơi đây con người mộc mạc, yêu đời và luôn biết làm cho cuộc sống của mình trở nên tươi đẹp.

Người dân Dương Sơn nghĩ ra câu chuyện táo bạo, có thể làm sởn gai ốc của một số người nghe, đó là câu chuyện bắt hổ con: “Tôi đem hai con hổ con ra Hà Thành bán. Tiếng đồn đến tai ông Trưởng phường xiếc Tạ Duy Hiển, ông ta mời tôi vào nhà đãi làm thượng khách rồi đặt mua con hổ, tôi nhận tiền ra về. Tìm được hang hổ con mọn, tôi chui vào, rón rén bò qua đến chỗ hổ bố ngủ, tôi nhổ trụi râu nó, nó buồn quá lại càng ngủ say… Vượt qua hổ bố, tôi lần đến chỗ hổ con, bịt mũi đem ra, hổ bố vẫn gáy phe phe…”. Chuyện này người Hoà Làng không hề có.

Hay như chuyện một người dân Dương Sơn gặp một người Hoà Làng, họ nói chuyện với nhau. Người Hoà Làng nói:

- Da vợ mình thật trắng khủng trắng khiếp, trắng từ chân lên đến cổ. Cô ấy mà xắn quần lên thì thôi, ai muốn gọi là đùi cũng được, ai muốn gọi là khúc sắn bóc vỏ cũng được...

Người Dương Sơn bèn chen ngang:

- Thế đâu đã trắng bằng vợ tớ. Tớ nhớ, hồi máy bay Mỹ còn đánh phá khắp nơi, hôm ấy vợ mình đi ăn cưới, cô ấy diện chiếc áo pôpơlin Nhật trắng, mới nguyên.

Đang đi giữa cánh đồng thì nghe tiếng máy bay, cô ta đang trên đường chạy tới bờ mương để nấp thì những người ở dưới mương đã kêu lên: “Cởi ngay cái áo ra, không máy bay nó trông thấy mất, cởi ngay ra, cởi ngay ra”.

Nghe vậy cô ấy vừa chạy vừa cởi áo. Nhưng vừa cởi áo xong mọi người ẩn dưới lòng mương lại gào to hơn: “Mặc áo vào, mặc ngay áo vào, không nó bắn chết cả đám bây giờ!”. Cậu thấy không, da vợ tớ trắng đến thế kia mà!.

Đúng là người Dương Sơn nói khoác gấp ba những làng nói khoác khác.

Vậy nên dân gian lưu truyền câu ca:
“Hoà Làng nói phét có ca
Dương Sơn nói phét bằng ba Hoà Làng”


Ông Nguyễn Văn Thiết năm nay đã 80 tuổi, một người có nhiều năm nói khoác tâm sự: “Dòng họ chúng tôi, đến đời tôi là 7 đời nói khoác. Điều này không nhằm ý gì khác là sự vui vẻ, lạc quan với tính hai hước của người nông dân. Với lại, do cuộc sống kinh tế nghèo nàn, những câu chuyện nói khoác là để xua đi cái sự chật vật cố hữu, thể hiện cái khát vọng no đủ...”. Đến con cháu của ông Thiết, đi ra Hà Nội học cũng mang theo “cây nhà lá vườn”, khiến cả lớp họ được nhiều phen cười đến... vỡ bụng.

< Tỉ phú Bill Gates đang nếm thử một miếng trầu ngay giữa sân Đình làng xóm Tự, thôn Dương Sơn, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Về Dương Sơn, nếu đúng dịp đầu xuân tổ chức thi nói khoác thì thật vui. Các cụ bảo cuộc thi vui vẻ đó đôi khi diễn ra từ sáng đến tối,xem du lich thai lan. Ngày xưa những bậc lão thành của làng, với vốn kinh nghiệm dân gian, chuyện khoác “đầy mình” nên không thanh niên nam nữ nào thắng được. Giờ các cụ chủ yếu truyền đạt kinh nghiệm cho con cháu, còn phần thi giành nhiều cho bậc trung niên và thanh niên. Các cụ các ông là những “cây” nói khoác phải kể đến các cụ Nguyến Chí Bao, Trần Mãi, các ông Nguyễn Đình Đại, Nguyễn Đình Vinh...

Cuối ngày, chúng tôi về nhà ông Nguyễn Đình Vinh, xin ông vài chuyện nữa để mang về quê... ăn Tết. Nào ngờ khi nghe ông nói, mải nghe, mải nghĩ quên mất cả ghi, may mà còn cái máy ghi âm. Ông Vinh khoe: “Năm ngoái tôi bắt được một con ếch, ăn thịt hai năm mới hết”.

Tôi không tài nào đoán được chuyện có ý nghĩa gì, giải thích ra sao thì ông Vinh tiếp: “Đêm 30 cầm đèn qua bờ ao, bắt được một con ếch to về làm thịt, bắc mâm ra còn là năm cũ, ăn qua giao thừa sang năm mới mới hết. Thế chẳng là con ếch ăn hai năm mới hết là gì?”