Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Sớm mai tắm nước Háng Tề Chơ

Cuộc vui nào cũng đến lúc kết thúc, đặc biệt cuộc vui ở Háng Tề Chơ còn một lý do nữa để nên kết thúc: Du lich mien trung Lạnh quá trời luôn, nước bắn như mưa ướt sũng, bàn chân bàn tay nhăn nheo trắng bệch vì ngâm nước.

Lúc này dangman lại cùng bạn dẫn đường đi sâu vào chân thác nhặt gỗ pơ-mu mang về làm kỷ niệm. Cả lũ đứng ôm nhau chờ, ôm chặt theo nghĩa đen vì quá rét. Còn mỗi ông Casper_HN hai tay hai súng to đứng tần ngần chụp loanh chụp quanh chả ôm ai.
Khoảng 15' sau dangman trở ra, mặt còn duy nhất một màu trắng vì lạnh. Chúng tôi nhìn lại Háng Tề Chơ một lần nữa rồi lên đường trở về. Leo lên chúng tôi cứ tự hỏi làm cách nào mà lúc nãy mình lại xuống được mới kỳ lạ!?

Đường đi có những đoạn khoảng 30cm cheo leo bên sườn núi dốc đứng, dốc đứng luôn, nhìn xuống dưới thẳng băng hun hút. Dám khẳng định là không có cây cối che phủ thì hầu như không ai dám đi qua. Ai chót một lần dại dột thử nhìn xuyên qua kẽ lá thì từ đó đi đứng run cầm cập.

Nhiều đoạn không thể nhận ra đường đi, có những đoạn đi xuyên qua ruộng lúa, mới thấy phục bà con dân tộc. Sườn núi cheo leo là vậy, chúng tôi đi qua còn khó khăn, đằng này phải làm đất, gieo hạt, rồi thu hoạch... Du lich ha long Mới thấy có được hạt lúa phải mặn mòi bao nhiêu mồ hôi nước mắt.

Tạm biệt Háng Tề Chơ, hẹn ngày tái ngộ.

Một chuyện hoàn toàn không muốn nhắc đến nhưng không thể không nhắc.

- Chúng tôi quay lại ngôi nhà nơi để phần lớn xe đạp và đồ đạc tùy thân. Lúc này toàn bộ balo cặp túi đã được ai đó xếp thành một đống phủ chiếu lên trên.

Đây là kết quả lưu niệm của Tề Chơ:

- Tuxedo mất điện thoại, mất 2 tờ 100k trong ví, mất 2 đèn xe đạp
- Oèm mất 2 tờ 100k trong ví
- None mất đèn xe đạp
- Casper_HN mất đèn xe đạp và 2 tờ 500k trong ví
- Thanhnc mất kính thể thao hai tròng
- Cái mất lớn nhất, đó là niềm tin con người. Có thể Tề Chơ sống nhờ nhiều vào việc buôn lậu gỗ pơ-mu nên tật xấu xã hội đã len lỏi đến đây.Nếu sau này còn đến Háng Tề Chơ, hãy nhớ giữ gìn đồ dùng cá nhân nếu có ở lại bản nhé!

Chúng tôi rời đi, lòng bỗng thấy chùng xuống, không phải vì vật chất đã mất đi...

Tạm biệt Tề Chơ, chúng tôi rời đi với một chút buồn nho nhỏ. Giống như chuyến Mường Lát, Du lich trong nuoc sáng hôm sau chúng tôi mới nhìn thấy cũng đường chúng tôi vượt qua tối hôm trước.

Và cảm giác cũng như vậy, nhiều đoạn chúng tôi thật khó để đạp qua vào lúc trời nắng rõ thế mà đêm qua tù mù đèn đóm vẫn đạp qua được. Đạp xe khá lâu tiếng ầm ầm của thác mới nhường chỗ cho sự yên tĩnh. Con đường nhỏ bé với thật nhiều đoạn dốc đang chờ chúng tôi.

Nỗi buồn cũng trôi qua khá nhanh bởi chúng tôi xác định đây là một chuyến đi chơi, khám phá, nên mục đích chính của chuyến đi vẫn đã đạt được. Việc bây giờ là vượt qua đoạn đường từ Tề Chơ về đến gần Phình Hồ, từ đó chỉ còn đổ dốc khoảng 20km là tới Nghĩa Lộ.

Tôi, như mọi khi, dừng lại vài lần để chụp ảnh cả đoàn, chụp ảnh cảnh đẹp bên đường, thì bị rớt lại phía sau khá xa. Gắng gỏi đạp một lúc tôi thấy dangman ngồi nghỉ bên đường.

Có lẽ cậu nhóc này đã lớn thật rồi, đã biết lo lắng cho người khác chứ không như mọi khi sức khỏe có thừa chạy phăm phăm gọi lại không kịp. Tôi cươcf cười rồi vượt qua dangman. Đúng như vậy, lát sau dangman đạp vèo qua tôi... Nhưng khoảng mươi phút tôi lại vượt qua dangman và None! Tôi bỗng chột dạ: "Sao mình có thể vượt được dangman nhỉ?!". Thật sự có gì bất ổn...

Đến giữa một cái dốc cao, None và dangman cũng nghỉ khi thấy tôi đang dừng chụp ảnh. Mặt dangman hơi xanh. None nói dangman mệt, tôi vội vã chạy lại sở thử vào cổ cu cậu xem sao.

Thân nhiệt hoàn toàn bình thường. Thôi rồi, Du lich thai lan cu cậu hết năng lượng. Khi vào Háng, nó vác theo cái xe đạp, rồi dầm nước lội vào tận chân thác lấy gỗ với bữa sáng chỉ là 1 miếng bánh bé tí kẹp ruốc. Lúc qua làng Nhì, ai cũng lót dạ bát mì 2 trứng thì nó không ăn gì. Lúc này đã là quá trưa, cu cậu không gục mới là lạ. Tôi lập tức đưa chai trà cho cậu, hỏi None xem còn cái gì có thể ăn được như bánh hoặc kẹo bắt cu cậu ăn ngay rồi bắt ngồi nghỉ một lúc mới cho đi. Đúng là bọn trẻ thật nông nổi.

Đến đỉnh dốc cao nhất mà hôm trước dừng chụp ảnh, cả đoàn đang tập trung tại đó. Có trứng luộc và bánh cũng như nước ngọt cho dangman, cu cậu cũng có vẻ thấm thía lý do cần ăn uống thật lực khi đi xe đạp...

Chúng tôi về đến Phình Hồ khi trời bắt đầu tối và đội tuyển U23 Việt Nam đang dẫn 8-0.

Do đèn đóm phần lớn đã để lại Tề Chơ cho dù không mong muốn, chúng tôi tập trung đi cùng nhau để tận dụng đèn xe máy. ĐI BÔ RA HOA thì từ khi bị ngã đổ dốc rất chậm, Thành Ngu Cực chịu trách nhiệm đi theo kèm và soi đèn cho em...

18h30', chúng tôi về tới đường quốc lộ, cách Nghĩa Lộ chừng 6km.

Sau khi chờ khoảng 30', chúng tôi đã thấy ánh đèn của Thành Nắm Cơm và ĐI BÔ RA HOA, tất cả nhằm phía Thị trấn Nghĩa Lộ, nơi có chăm ấm đệm êm, nơi có thịt!

Sau khi liên hệ được chỗ ngủ hôm trước, nghĩa là vẫn cho 2 phòng để 10 đứa tá túc, chúng tôi kiếm chỗ ăn. Qua lời giới thiệu của một thổ dân, chúng tôi tìm được một quán ăn rộng rãi và giá chập nhận được. Cả lũ rửa ráy qua loa và nhập tiệc. Một nồi lẩu gà và một nồi lẩu bò được đưa ra, Du lich campuchia thật sự bất ngờ về... khối lượng thịt cũng như rau của một suất lẩu ở đây. Không phải chờ đợi nhiều, cả lũ cắm mặt vào thưởng thức chất đạm. Bọn sẽ ra về sáng mai thì thậm chí chơi cả bia rượu, không khí thật sôi nổi.

Đang ăn, một đám Minsk chạy qua hét ầm ĩ: "eMông! eMông!" rồi chạy vọt mất. Ai nấy đều đoán già đoán non là bọn nào, nhưng đoán chắc cũng dân trên mấy diễn đàn du lịch thôi, bởi ở đó họ có thể nhận ra chúng tôi. Khoảng 15' sau, đám xe đó quay lại và cũng ăn uống tại quán này.

Hóa ra toàn bọn Min Mod bên TTVNOL, chúng nó giải thích đơn giản khi được hỏi: "Ở những nơi này, đạp xe thì ngoài eMông ra làm gì có ai!". Những màn giao lưu qua lại ầm ỹ rôm rả. Cuộc vui dài tới mức chủ quán phải ra nhắc là ở đây đóng cửa quán lúc 11h30' vì không được mở muộn hơn. Đúng 11h30', hai đoàn chia tay, chúng tôi ôm bụng tròn vo quay về khách sạn quen thuộc...

Như trước, 6 tên con trai 1 phòng và 4 tên con gái phòng còn lại. Bọn đàn ông đi vào phòng của mình, lúi húi xếp đồ chuẩn bị tắm... Bỗng một mùi... xông lên nồng nặc, không ai nhận là chủ nhân của mùi này. 12h đêm, 6 thằng đàn ông ra ban công hóng gió  Sau gần 10' mới có thể vào phòng. Thật khủng khiếp! (Theo nguồn tin từ Đihọchaybịđánh cung cấp, có thể đây là chiêu "Nhất chỉ kình thiên" của Tuxedo!)

Những tưởng được nghỉ ngơi, cả lũ thay nhau tắm, bỗng cửa bật mở, Kon Mập và L2L lao vào, mấy thằng đàn ông quần lót líu ríu che đậy, đứa nhanh tay trùm chăn, đứa chậm thì dùng tay che, hài vô cùng. Một vụ xâm hại nghiêm trọng chăng? Không phải, đơn giản, như mọi khi, Kon Mập có bia và rượu vào vui tính lắm, nó sang rủ mọi người... uống tiếp  Rồi sau khi không rủ được ai, hai con bé ngồi lại chơi... cờ caro trên iPad,Du lich nha trang  vài phút sau, Cua cũng tham gia. Tội mấy thằng đàn ông, khép nép ra vào tắm giặt...

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Sớm mai tắm nước Háng Tề Chơ - Trong đêm chinh phục đèo Yên Ngựa

Phình Hồ là một xã của người Mông thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.du lich nha trang Con đường vào đây là độc đạo, nó có thể ví như một chiếc bậc thang để lên trời hái mây đuổi gió.

Qua thị trấn Nghĩa Lộ chừng vài cây số có một lối mòn nhỏ bên tay phải, một biển hiệu Phình Hồ 10km, con đường đất gập ghềnh và lổng chổng đá sỏi, xẻ những rãnh nước ngang dọc trên bề mặt, đủ khiến những tay lái yếu bóng vía phải chờn lòng.

Xã Phình Hồ có 210 hộ dân với 1.220 khẩu, hầu hết là đồng bào Mông, sinh sống ở 4 thôn bản là: Phình Hồ, Suối Xuân, Tà Chử và Chí Lư.

< Qua Phình Hồ một chút, bệnh làm hàng của Mông dân nổi lên ầm ầm 

Cao trên nghìn mét so với mực nước biển, nhìn từ dưới cánh đồng Mường Lò lên đỉnh Phình Hồ thì rất gần, nhưng chả biết là bao nhiêu "con dao quăng" mới tới (như cách nói của đồng bào) bởi đường lên Phình Hồ nhìn xa chỉ như sợi chỉ vắt ngang sườn núi, thoắt ẩn thoắt hiện trong sương khói.

Cách một tầm mắt mà từ thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ phải đi đúng 10 kilômét mới đến trung tâm xã vì đường cứ như bậc thang tiến dần lên...

Từ Phình Hồ phóng tầm mắt có thể bao quát cả cánh đồng Mường Lò và khu vực Văn Chấn. Phình Hồ mang đặc trưng của khí hậu vùng cao, độ ẩm bình quân là 84%/năm, số giờ nắng đạt từ 1.800 – 2.000 giờ, lượng mưa trung bình đạt 1.200 giờ/năm...

Vì vậy, như Suối Giàng của Văn Chấn, dân Phình Hồ hầu hết là người Mông và Phình Hồ cũng có chè Shan vùng cao.

Trung tâm xã  tại bản Tà Chử  giờ đây đã khang trang, với trụ sở UBND,du lich da lat trường học những ngôi nhà lợp gỗ thông và phi brô xi măng được bao bọc bởi những đồi chè Shan.

Những cây chè tuổi đời ngang với tuổi người già ẩn hiện trong sương cho người ta cảm giác phiêu du, lãng mạn.
Sau khoảng 3km dốc đứng, chúng tôi đến một đoạn đường phẳng. Nơi này có thể phóng tầm mắt nhìn ra xung quanh, có vẻ như đỉnh cao nhất của chặng đường ở đây.
Ánh nắng vàng chiếu xiên xuống con đường như dải lụa. Xa xa Háng Tề Chơ đổ xuống phía dưới những đỉnh núi quấn trong mây trắng.

< Tuy biết thời gian không còn sớm nhưng không thể không thưởng thức cảnh đẹp tuyệt vời này, các Mông dân lại thêm một lần nữa làm hàng.

Chuyến này quả thật là một "tội ác" khi mang về tới ~ 2.000 file ảnh chưa kể khoảng 1.200 ảnh của Lukytran thông báo. Hai ngày hôm nay đánh vật với việc biên tập ảnh không mở mắt ra được, zã man tàn bạo vô nhân đạo

< Quá trình làm hàng quả thật là dài... Trong khi đó, cuộc sống nơi này vẫn bình lặng trôi qua...


Lukytran: Bác Cắt Bô up ảnh show hàng hết đi nhé, tụi em đi mang theo cái máy cùi, đến Trạm Tấu quên không xạc nên hôm leo đèo hết pin. Cuối cùng chụp bằng Galaxy Tab và Gal S2 của Xích Líp. Ảnh thì rất nhiều, nhưng chân thực chứ không nghệ thuật như của bác đâu. Nhìn ảnh bác phê lòi,du lich phu quoc quả thực nhiều ảnh thấy vẫn không đẹp bằng cảnh thật.



Cũng không thể cứ chơi mãi, chúng tôi nhằm hướng Tề Chơ trực chỉ. Thật tiếc là tai nạn đã sảy ra với ĐI BÔ RA HOA, em gái này đổ dốc khoảng 15% đầy sỏi đá trơn trượt với tốc độ khá cao, không có súng bắn tốc độ nhưng kẻ tôi tớ trung thành luôn bán đít em là Thành Nhai Cơm dự rằng phải ~25km/h. (Chuyến này qua tới hàng trăm con dốc, nhưng con dốc đứng này mình duy nhất nhớ vì nó cao vời vợi mà đầy sỏi đá, mình đổ dốc này với tốc độ khoảng 10km/h).

Nghe Thành Nhồi Cọc tường thuật lại thì lúc tới đỡ em ĐI BÔ RA HOA lên, mắt em thất thần đầy lòng trắng, lòng đỏ đi chơi đâu mất tiêu. Thành Như Cơm hết hồn, nhưng thấy mũ bảo hiểm của em vẫn lành lặn và nhớ ra đã mua BH du lịch nên Thành trở lại bình tĩnh.

Vụ ngã tai hại này khiến tay đề con Giant Yukon vỡ, líp nằm chết ở số 2. May mà không phải là số 7, số 8. Chứ còn toàn đèo dốc mà số này có cũng như không!

Như một người bạn trung thành,  Thành Nhồi Cọc khéo léo rửa vết thương cho ĐI BÔ RA HOA, một khúc tình ca lãng mạn...
Chúng tôi lại tiếp tục lên đường, du lich ha long Háng Tề Chơ đang ở đâu đó phía trước, còn những quang cảnh hùng vĩ thì thường trực xung quanh...

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Một thế kỷ xe ngựa vùng Bảy Núi

Vùng Bảy Núi là nơi duy nhất trong tỉnh An Giang còn có xe ngựa,Du lich mien trung những người nuôi ngựa và những người hành nghề đánh xe ngựa. Xe ngựa vùng Bảy Núi do người Khmer chế ra rất đơn giản, mui trần, bánh cây, không tay vịn, người ngồi không quen cứ lắc qua lắc lại cơ hồ như muốn ngã. Mãi đến sau năm 1954 bánh xe bơm hơi nên chạy nhanh và êm hơn.

< Chở hàng bằng xe ngựa lộc cộc trên đường.

Từ xa xưa, đa số bà con vùng Bảy Núi, An Giang, sống bằng nghề nông - lâm kết hợp và thường xuyên chở nông sản thực phẩm, gia súc, cây củi ra chợ mua bán, trao đổi. Phương tiện phổ biến nhất là xe bò và xe ngựa.

Gần một thế kỷ trôi qua, bà con ở hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn vẫn gắn bó thân thiết với con bò và con ngựa, cũng giống như người đồng bằng sông nước gắn liền với con trâu và chiếc xuồng.

< Diễu hành xe ngựa - nét văn hóa xưa vẫn còn tồn tại ở vùng Bảy Núi, An Giang.

Vào những ngày lễ Tết và hội hè, nhất là lễ hội vía Bà tháng tư, du khách đổ về Bảy Núi sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy những chiếc xe ngựa chất lỉnh kỉnh nào trái cây, rau củ, gia súc và các sản vật núi rừng, chạy lộc cộc trên những con đường tráng nhựa.
Có lẽ ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay chỉ ở vùng Bảy Núi và một số ít nơi còn sót lại những chiếc xe ngựa kiểu dáng thô sơ này.

< Chở cả một chiếc xe gắn máy.

Khác với xe ngựa Đà Lạt và Bình Dương - một loại xe có thùng cây,Du lich ha long mui và chỗ dựa chắc chắn, xe ngựa vùng Bảy Núi do người Khơme chế ra rất đơn giản, mui trần, bánh cây, không tay vịn, người ngồi không quen cứ lắc qua lắc lại cơ hồ như muốn ngã. Mãi đến sau năm 1954 bánh xe bằng cây mới được thay thế bánh bơm nên chạy nhanh và êm hơn. Khi xe chạy, người cầm cương (xà ích) thường bóp còi bí bo lại còn gắn thêm chuông hoặc lục lạc lên cổ ngựa để phát ra tiếng leng keng thật lạ và êm tai.

Trước đây, tại các tỉnh miền Tây có loại xe ngựa kiểu dáng Pháp, chuyên dùng chở khách và hàng hóa, nhưng loại xe này đã vắng bóng từ sau năm 1967. Theo một số nguồn tư liệu thì xe ngựa đã xuất hiện ở Sài Gòn vào năm 1920, cho đến năm 1930 mới xuất hiện ở Nam kỳ lục tỉnh. Đó là loại xe kiểu Pháp, có mui, còn loại xe ngựa dáng thô sơ ở vùng Bảy Núi chưa ai biết đích xác ra đời vào năm nào, nhưng thịnh hành nhất là trước năm 1970 ( khoảng 100 chiếc) nay chỉ còn khoảng 40 chiếc, phần lớn do người dân tộc Khmer điều khiển.

Khi những chiếc xe máy ồ ạt xuất hiện ở Việt Nam, nhiều người đã cải tiến xe lôi đạp thành xe lôi máy. Trẻ con ngày xưa thường chạy theo những chiếc xe ngựa trang trí lộng lẫy nào pa nô, áp phích để xin tờ quảng cáo về truyện phim hoặc tuồng cải lương sắp trình chiếu.

Nay những hình bóng ấy đã đi vào quá khứ, nhưng mỗi lần về Tri Tôn nghe tiếng nhạc ngựa nhiều người lại cảm thấy nao nao như được sống lại một thời tuổi thơ êm ả.

Tại Tri Tôn và Tịnh Biên, loại hình xe ngựa vẫn tồn tại cho đến hôm nay do tính đặc trưng của một vùng rừng núi và nhu cầu sử dụng của người địa phương. Xe ngựa Bảy Núi chủ yếu để chở người và hàng hóa từ các phum sóc xuống phố huyện và chở hàng công nghệ phẩm từ thị trấn ngược lên miền núi.


< Những chú ngựa được tháo cương để ăn cỏ ven đường.

Vì phải lên xuống dốc,Du lich trong nuoc đôi khi còn phải băng qua những đoạn đường đất đá chông chênh nên kiểu dáng xe ngựa nơi đây rất thấp, nhỏ, gọn để tiện dụng bất cứ nơi nào. Mỗi chiếc xe ngựa có thể chở từ 300 đến 500 kg hàng hóa, đặc biệt là lúa gạo và trái cây, kèm thêm vài ba người.

Các lão làng ở xã Văn Giáo (Tịnh Biên) và xã Lương Phi (Tri Tôn) kể rằng trước đây phương tiện vận chuyển phổ biến ở vùng Bảy Núi chỉ có xe ngựa và xe bò, nhưng xe bò dùng chở các vật liệu nặng hơn như lúa, rơm, cây củi. Dọc theo những con đường dưới chân núi Dài, núi Cô Tô và núi Cấm ngày nay lúc nào cũng có những chiếc xe ngựa và xe bò chở đầy hàng hóa ì ạch bên cạnh những chiếc xe hơi đời mới bóng lộn.

Người đánh xe ngựa và xe bò bao giờ cũng chậm rãi, thong dong và nhàn hạ, không vội vàng, khẩn trương như các loại xe cơ động. Những người khách ngồi trên xe cũng không có gì hối hả, họ cứ râm ran hết chuyện này đến chuyện nọ.

Xe ngựa ở vùng Bảy Núi ngày nay không còn được ưa chuộng dù cách đây khoảng mười năm, xe ngựa ở Bảy Núi vẫn hãy còn rất thịnh hành. Từ khi xe gắn máy được bán với giá vài triệu đồng một chiếc thì cũng là lúc xe ngựa bắt đầu vắng khách. Một chuyến xe ngựa chở được 3 đến 4 người, đi đoạn đường khoảng 3 đến 4 km, người đánh xe ngựa thu mỗi người 2 ngàn đồng. Tính trung bình một km đi xe ngựa có giá 500 đồng: rẻ hơn nhiều so với giá đi xe gắn máy. Ấy vậy mà nghề đánh xe ngựa cũng phải nhường bước cho cho gắn máy.
Xe gắn máy dần dần thay thế vai trò xe ngựa,Du lich thai lan lý do vì sao thì có lẽ mọi người đều lý giải được…